09 Tháng 07, 2020
Hotline:0296.398.1111
Sau khi đón em bé chào đời, nhiều chị em mặc dù đã cố gắng nghỉ ngơi và chú ý chăm sóc sức khỏe nhưng vẫn gặp tình trạng nhiễm trùng sau sinh. Điều này đã khiến cho các chị em rơi vào trạng thái hoang mang và lo lắng căng thẳng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe đặc biệt là khả năng sinh sản sau này.
Khi sinh mổ bạn rất dễ bị nhiễm trùng vùng tiểu phẫu
Dưới đây là một số loại nhiễm trùng mà các chị em nữ giới có thể gặp phải sau khi sinh con xong, các chị em nên chú ý để có phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn kịp thời:
Băng huyết
Đây là tình trạng rất dễ gặp ở nhiều nữ giới khi có cuộc chuyển dạ kéo dài và quá đau đớn. Băng huyết sau khi sinh thường xảy ra khi tử cung không thể co bóp một cách bình thường sau khi thai nhi đã được sinh ra. Thêm vào đó, những vết rách trong tử cung, ở âm đạo hoặc cổ tử cung cũng có thể gây xuất huyết sau sinh. Tình trạng xuất huyết sau sinh này nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, tính mạng của của người mẹ có thể bị đe dọa.
Nhiễm trùng vết mổ
Tình trạng nhiễm trùng vết mổ thường gặp ở những chị em sinh mổ. Việc không chú ý tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chăm sóc vết thương sau sinh rất dễ khiến vết mổ bị nhiễm trùng. Các biểu hiện cho thấy vết mổ bị nhiễm khuẩn như: sưng và tấy đỏ, chảy dịch máu và mủ, ngứa ngáy khó chịu…
Nhiễm trùng tử cung
Trong quá trình chuyển dạ, nhau thai sẽ được tách ra khỏi thành tử cung và bị đẩy ra khỏi âm đạo trong vòng 20 phút sau khi sinh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nhau thai vẫn còn sót lại trong buồng tử cung và không được loại bỏ hết ra ngoài, điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tử cung. Các triệu chứng chính của nhiễm trùng tử cung bao gồm xuất hiện mùi hôi, sưng tử cung và đau bụng nhẹ, sốt cao hoặc số lượng bạch cầu tăng rất cao.
Ra sản dịch bất thường
Sản dịch là dịch chảy ra từ âm đạo sau khi mẹ hoàn thành ca sinh. Trong sản dịch bao gồm máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung và có thể lẫn cả các vi khuẩn. Dịch này thường ra nhiều trong những ngày đầu sau sinh và có màu đỏ tươi, sau đó sẽ giảm dần và chuyển sang có màu hồng sau đó là màu vàng hoặc trắng. Tuy nhiên, ở một số sản phụ, sản dịch không tống ra bên ngoài được gọi là bế sản dịch hoặc sản dịch chảy ra có màu đen, nâu và có mùi hôi hám khó chịu.. Đây là dấu hiệu bất thường, cần gặp bác sĩ nhanh chóng để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Viêm nhiễm vùng đáy chậu
Khu vực giữ âm đạo và hậu môn được gọi là đáy chậu. Thông thường, với những mẹ sinh thường, để giúp cho quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn, bác sĩ sẽ rạch thêm ra ở vùng đáy chậu này. Do vùng này rất gần với hậu môn- nơi có chứa nhiều vi khuẩn, nếu không chú ý giữ gìn vệ sinh sau khi sinh xong, các chị em rất dễ bị nhiễm trùng tại vùng này.
Ảnh minh họa
Nhiễm trùng sau sinh là mối đe dọa với sức khỏe và cuộc sống của các thai phụ. Ai cũng có thể bị nhiễm trùng sau sinh nếu không chú ý đến việc sinh nở an toàn cũng như là giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi sinh con. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình mang thai và sinh nở đã khiến cho hệ thống miễn dịch của người phụ nữ bị yếu đi rất nhiều nên rất dễ bị nhiễm trùng.
Do đó, sau khi sinh xong, nếu nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào, các mẹ đừng ngần ngại đi thăm khám để có hướng xử trí tốt nhất nhé! Trong trường hợp bạn thấy thai nhi có dấu hiệu bất thường cũng cần thăm khám sớm. Nếu không thể giữ thai cần tiến hành đình chỉ thai sớm, an toàn tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm tránh các biến chứng xấu trong đó có nhiễm trùng sau sinh.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của thai nhi, thậm chí nếu không phát hiện và điều trị kịp thời...
Táo bón là một bệnh lý được hình thành do chính thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh tuy đơn giản nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho...
Chào bác sĩ! Tôi năm nay 32 tuổi, dạo gần đây mỗi lần đi ngoài thường rất khó khăn và thường xuyên gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Hiện tượng này diễn ra liên tục khiến tôi rất lo lắng không biết mình bị làm sao và...
Thưa bác sĩ! Tôi năm nay gần 50 tuổi và khoảng 1 tuần nay tôi thấy mình bị đi đại tiện ra máu tươi. Máu tuy không nhiều nhưng kèm theo là cảm giác đau rát ở hậu môn, tôi rất sợ mỗi lần đi đại tiện bởi sau...
Mang thai chính là thời điểm mà chị em dễ bị viêm bàng quang nhất. Khi này, việc trị bệnh là yêu cầu cấp bách nhưng cần tiến hành thật cẩn thận bởi nếu không có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Vậy câu hỏi đặt ra...